Cô giáo như mẹ hiền

Địa chỉ: Văn Lâm
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

NGUỒN GỐC – Ý NGHĨA CỦA TẾT TRUNG THU

 

Kính thưa các vị đại biểu khách quý,kính thưa ban lãnh đạo cơ sở kính  thưa quý vị khán giả cùng các em thiếu nhi thân mến. Rất vinh dự cho Tôi được là người lên nói về nguồn gốc của Tết trung thu. Lời đầu tiên cho phép Tôi gửi lời chúc sức khỏe hạnh phúc tới các vị đại biểu khách quý tới ban lãnh đạo cơ sở , các quý vị khán giả cùng các em nhỏ. Chúc đêm hội thành công tốt đẹp.

Kính thưa các vị đại biểu khách quý,kính thưa ban lãnh đạo cơ sở kính  thưa quý vị khán giả cùng các em thiếu nhi thân mến

          Tết Trung Thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân,... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ.

Cho tới ngày nay, dân gian vẫn lưu truyền nhiều sự tích ý nghĩa liên quan tới ngày lễ đặc biệt này, Theo sách cổ thì Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Sách xưa chép rằng, nhân một đêm rằm tháng tám, khi cùng các quan ngắm trăng, vua Đường ao-ước được lên thăm cung trăng một lần cho biết. Khi đó trong triều có một pháp sư Diệu Pháp Thiên tâu xin làm phép đưa vua lên cung trăng. Lên tới cung trăng, nhà vua Minh Hoàng được chúa tiên đón tiếp, bày tiệc đãi và cho hàng trăm tiên nữ xinh tươi mặc áo lụa  nhiều màu sắc rực rỡ, tay cầm tấm lụa trắng tung múa trên sân, vừa múa vừa hát, gọi là khúc Nghê-Thường Vũ Y. nhà vua rất  thích ,nhờ có khiếu thẩm âm nên vừa trầm trồ khen ngợi vừa lẩm nhẩm học thuộc lòng bài hát và điệu múa mong đem về hoàng cung bày cho các cung nữ trình diễn. Cuối năm đó, quan Tiết Độ Sứ cai trị xứ Tây Lương mang về triều tiến dâng một đoàn vũ nữ với điệu múa Bà-la-môn. Vua thấy điệu múa có nhiều chỗ giống Nghê-Thường vũ y, liền chỉnh đốn hai bài hát và hai điệu làm thành Nghê-Thường vũ y khúc. Về sau các quan trong triều cũng bắt chước vua mang điệu múa hát về các phiên trấn xa xôi nơi họ cai trị rồi dần dần phổ biến khắp dân gian.

        Theo phong tục tập quán người Việt ta từ xưa đến nay, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, chính là ngày 15 tháng 8 âm lịch. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là "phá cỗ."

Tết Trung thu và các tục lệ  được du nhập từ Trung Hoa vào Việt Nam từ thời Lý. Nhưng phải đến Cách mạng tháng 8 thành công và nhất là từ năm 1947, khi Bác Hồ gửi thư Trung thu cho thiếu nhi cả nước, Tết Trung thu mới thực sự trở thành tết của tất cả trẻ em và được tổ chức vui chơi tưng bừng, rộn ràng, phấn khởi, vừa mang nhiều nguồn vui, vừa có ý nghĩa xã hội, đời sống… khi toàn xã hội, gia đình tận tình chăm sóc trẻ em. Sinh thời, hàng năm, Tết Trung thu về, Bác Hồ đều gửi thư cho thiếu nhi. Bác còn đến một số nơi vui chơi, tặng quà, đón trăng cùng các cháu. Đó là tấm lòng yêu dấu thấu tình của Bác, của tất cả người lớn với lớp măng non của dân tộc-người kế nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.Trong dịp Tết Trung Thu, trẻ em có dịp được học bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” một cách thích thú: “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu.”

Vừa rồi Tôi đã đọc gốc lịch sử và ý nghĩa của ngày Tết trung thu để cho tất cả chúng ta nhất là các bạn trẻ hiểu rõ hơn về ngày Tết này từ đó. Vâng Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Chính vì ý nghĩa cao quý đó chúng ta các thế hệ trẻ ngày nay cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.

Trước khi dừng lời Tôi xin chúc các vị đại biểu khách quý, chúc ban lãnh đạo cơ sở chúc quý vị khán giả cũng như các em nhỏ một lời chúc sức khỏe hạnh phúc. Chúc cho mỗi gia đình có một cái tết trung thu vui vẻ và lành mạnh. Chúc đêm hội của thôn Thanh đặng hôm nay thành công rực rỡ.         

                                                                             Xin chân trọng cảm ơn


Tập tin đính kèm
Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết